phong tuc cuoi hoi nguoi dan toc nung 2

Lễ cưới hỏi của người Nùng luôn có sức hấp dẫn không chỉ đối với đồng bào dân tộc Nùng mà còn thu hút sự quan tâm của những dân tộc anh em khác. Phong tục cưới hỏi người dân tộc Nùng rất phong phú và đa dạng với những bài thơ, những lời ca, những điệu múa,..Bài viết dưới đây sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

Để tiến tới hôn nhân, người Nùng phải thực hiện các nghi lễ trang trọng như lễ so tuổi, dạm hỏi, dẫn cưới, lễ đón dâu và lễ lại mặt. Cũng giống như hôn nhân của người Kinh, hôn nhân của người Nùng cũng là một vợ một chồng và người vợ sẽ theo chồng về ở bên nhà chồng.

phong tuc cuoi hoi nguoi dan toc nung 1

Lễ so tuổi. Muốn có được lá số của cô gái nhà trai phải mang một đôi hạt cau khô sang nhà gái để xin. Nếu sau 1 tháng nhà gái không trả lại đôi hạt cau thì sẽ coi như là ưng thuận nhà trai đến để định ngày đính hôn và thoả thuận sính lễ.

Lễ dạm hỏi và lễ dẫn cưới gồm 1 con lợn và 1 đôi gà trống thiến. Sau hai lễ này, theo phong tục cưới hỏi của người Nùng có thể một vài năm mới cưới. Trước kia, lễ vật và đám cưới của người Nùng rườm rà nhưng ngày nay đã được rút ngắn lại để giúp các gia đình dễ dàng hơn trong việc tổ chức đám cưới.

Vào ngày cưới, nhà trai sang nhà gái thành đoàn, dẫn đầu nhà trai là ông đón, một bà cô tượng trưng cho phúc đức nhà chồng, rồi đến chú rể và bạn bè, người thân chú rể. Dân tộc Nùng  trước đây còn có tục khi đến gần cửa nhà gái có đám trẻ con chăng dây ngang lối đi đòi nhà trai cho tiền mừng mới mở đường. Nhà gái cử một người đại diện ra xem đã đầy đủ các lễ vật theo yêu cầu của của nhà gái  chưa rồi mới mời vào. Nhà giá nhận lễ xong thì tiến hành trình báo tổ tiên. Thầy cúng sẽ cầu khấn ông bà tổ tiên phù hộ cho đôi bạn trẻ hạnh phúc. Chú rể giữ được gia phong còn cô dâu giữu được nết na hiền thục ở nhà chồng.

phong tuc cuoi hoi nguoi dan toc nung 2

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Nùng ngày nay vẫn còn rất nhiều nét độc đáo để  các bạn có thể tìm hiểu. Nếu có điều kiện hãy tham dự một đám cưới để cảm nhận.

 

 

phong tuc dam cuoi cua dan toc dao 2

Người Dao có một nền văn hoá lâu đời và mang nhiều nét độc đáo. Phong tục cưới hỏi của người Dao cũng đã thể hiện được một phần nào đó tính cách dễ mến và phóng khoáng của họ. Người Dao tổ chức đám cưới như thế nào hay họ có những nghi lễ gì đặc biệt sẽ là nội dung của bài viết dưới đây.

Đám cưới của người Dao trước kia thường được tổ chức trong 2-3 ngày. Tuy nhiên, ngày nay để giảm bớt chi phí cũng như tránh rườm rà, họ rút ngắn tổ chức lễ cưới trong 2 ngày. Có thể nói đêm trước ngày cưới là lúc vui nhất trong đám cưới của người Dao. Mọi người trong bản đều được mời tụ tập đến trước nhà chú rể để cũng nhau thức thâu đêm nói chuyện, uống rượu và nhảy múa. Trong phong tục cưới của dân tộc Dao, đám cưới sẽ được tổ chức long trọng tại nhà chú rể. Còn tại nhà gái chỉ diễn ra một bữa cơm vui vẻ, ấm cúng.

phong tuc dam cuoi cua dan toc dao 1

Xưa nay, người Dao chinh phục trái tim nhau bằng sự tài tình, khéo léo trong những lời ca, tiếng hát. Trong ngày cưới, cô dâu chú rể sẽ cùng nhau cất lời tình tự qua điệu hát giao duyên của người Dao. Cũng chính nhờ những câu hát này mà các cô dâu chú rể mới phải lòng nhau trong những lễ hội mùa xuân.

Trước khi về nhà chồng, thầy mo cúng trình báo tổ tiên nhà gái. Lễ vật gồm: 1 thủ lợn, 1 con gà luộc,1 đĩa xôi màu đỏ,1 chai rượu và 6 chiếc chén đặt trước bàn thờ tổ tiên để xin dâu. Điểm đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Dao là khi con gái về nhà chồng không nên để mặt trời nhìn thấy vì sợ mất vía cô dâu. Người Dao quan niệm mọi điều tốt đẹp đều bắt đầu ngay từ buổi sớm mai,khi mặt trời còn chưa thức giấc. Vì vậy, trong ngày cưới cô dâu sẽ phải thức dậy thật sớm để cùng chú rể về nhà chồng.

phong tuc dam cuoi cua dan toc dao 2

Phong tục đám cưới của dân tộc Dao là một nghi thức lâu đời thể hiện bản sắc riêng của dân tộc. Đây là nét văn hoá đẹp cần được lưu giữ và bảo tồn.

 

phong tuc dam cuoi an do 2

Trên thế giới ít có đám cưới nào có thể kéo dài đến 5 ngày và toàn bộ chi phí đều do gia đình nhà cô dâu lo liệu. Nhưng trong phong tục đám cưới Ấn Độ, đám cưới là một dịp đặc biệt. Nó không chỉ đặc biệt ở những tập tục mà còn là nét truyền thống văn hóa, tượng trưng cho con người Ấn Độ.

phong tuc dam cuoi an do 1

Chắc chắn bạn sẽ không tìm thấy một đám cưới nào đặc biệt như đám cưới truyền thống của người Ấn Độ. Điều đặc biệt đầu tiên là thời gian diễn ra đám cưới kéo dài tới 5 ngày, thậm chí là hơn. Bên cạnh đó, sau lễ đính hôn phong tục đám cưới Ấn Độ còn có lễ trao nhẫn. Nghi lễ này sẽ diễn ra trong vài ngày trước khi đám cưới. Những người phụ nữ đã có gia đình sẽ đến và vẽ những dấu hiệu của thần Ganesha bằng bột đỏ lên một chiế bát đựng đường bằng đá. Cô dâu chú rể cùng gia đình sẽ cầu nguyện và trao nhau vòng hoa, nhẫn cưới bằng vàng trước sự chứng kiến của người làm lễ.

Nghi lễ tiếp theo là Mehendi, diễn ra vào ngày trước đám cưới, trong buổi trà chiều của phụ nữ mà đàn ông không được tham gia. Đây là lúc cô dâu sẽ được vẽ những hình vẽ lên bàn tay bàn chân để thể hiện sự phụ thuộc của phụ nữ đối với chồng.

phong tuc dam cuoi an do 2

Vào ngày cưới,trong lúc cô dâu được tẩy rửa bằng củ nghệ ở nhà, họ hàn sẽ giúp cô dâu mặc chiếc sải cưới. Chú rể đến, anh ta phải bước chân nhẹ nhàng vào nhà và rửa chân bằng sữa và nước. Lễ cưới bắt đầu bằng việc chú rể trao quà cho bố vợ và bố vợ sẽ trao cô dâu vào tay chú rể. 

Nghi lễ tiếp theo trong phong tục đám cưới Ấn Độ, cô dâu sẽ ném gạo vào ngọn lửa thiêng để thông qua đó chính thức công nhận quan  hệ vợ chồng. Cô dâu cũng phải đi quanh ngọn lửa này 4 lần, sờ vào một hòn đá sau mỗi vòng để thể hiện sẵn sàng đương đầu với mọi khó khăn mà cô dâu bắt gặp. Cô dâu chú rể sẽ cùng nhau làm thêm một số nghi lễ rồi cùng họ hàng ăn uống nhảy múa.

Nghi lễ đám cưới của người Ấn Độ như một lễ hội để thể hiện những tập quán, quan niệm về văn hóa của họ.Đây là những nét đẹp cần được lưu giữ và phát huy.

 

 

phong tuc cuoi hoi cua nguoi dao do 2

Lễ cưới là một trong những nét văn hóa truyền thống của người Dao đỏ, trong đó chứa đựng những giá trị về văn hóa, lịch sử. Phong tục cưới hỏi của người Dao đỏ góp phần làm phong phú thêm những sinh hoạt văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

phong tuc cuoi hoi cua nguoi dao do 1

Sau thời gian tìm hiểu, đôi trai gái sẽ báo cáo với bố mẹ hai bên. Trước tiên, nhà trai phải cử người sang nhà gái để thưa chuyện, xin tên tuổi, ngày sinh của cô gái về để nhờ thầy lấy lá số. Nếu kết quả lá số cho thấy đôi trai gái hợp nhau thì nhà trai sẽ lại cử đại diện sang nhà gái lần thứ 2. Sau khi nhà trai thông báo cho nhà gái biết lá số của đôi trai gái hợp nhau, nếu đồng ý thì hai bên gia đình sẽ cùng thỏa thuận về khoản lễ vật thách cưới. Do quan niệm gả – bán, người Dao thường đưa ra yêu cầu thách cưới rất cao gồm lễ vật phải có bạc trắng, thịt lợn, gạo, rượu, quần áo, trang sức cho cô dâu. Tùy theo điều kiện từng gia đình các lễ vật này sẽ khác nhau. Chọn được ngày cưới nhà trai sẽ sang nhà gái thưa chuyện.

phong tuc cuoi hoi cua nguoi dao do 2

Đây là ngày cô dâu về nhà chồng, cũng là ngày nhà trai mời cỗ họ hàng, làng xóm, thống nhất với gia đình có hôn sự là lễ cúng báo tổ tiên. Vào ngày cưới, quan trọng nhất là giờ cô dâu ra khỏi nhà mình. Giờ được chọn phải là giờ lành không được trùng với giờ sinh của các thành viên trong gia đình. Đến giờ tốt, bà mối sẽ dắt cô dâu vào nhà. Bà mỗi dắt cô dâu, phù rể dắt chú rể đến bàn thờ tổ tiên. Lúc này, thầy cũng làm lễ kính báo tổ tiên để nhận mặt con dâu, phù hộ cho đôi trẻ được hạnh phúc, sinh con trai. Sau nghi lễ này, chủ hôn, bà mối dắt cô dâu, chú rể vào buồng tân hôn. Nghỉ ngời một lúc, cô dâu, chú rể sẽ ra tiếp khách trước khi vào tiệc cưới.

Còn rất nhiều điều độc đáo  trong  phong tục cưới hỏi của người Dao đỏ. Chỉ khi được tham dự một lễ cưới bạn mới thực sự cảm nhận được sự thú vị trong phong tục của dân tộc này.

 

phong tuc dam cuoi dan toc 2

Vào mùa xuân nếu có dịp được lên tham quan các tỉnh miền núi phía bắc, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm những điều thú vị. Bởi lẽ, đây là thời gian tổ chức lễ hội cũng như tổ chức đám cưới. Phong tục đám cưới dân tộc ở đây sẽ khiến bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về nơi này.

Đám cưới mặc dù được diễn ra trong khuôn khổ gia đình hai bên nhưng có sự đón góp to lớn của cả cộng đồng. Phong tục đám cưới các dân tộc này chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Trong đó, có nhiều nghi lễ, tập tục lạ, đặc biệt là những hình thức sinh hoạt văn nghệ, vui chơi được tổ chức trong ngày cưới.

phong tuc dam cuoi dan toc 1

Một tập tục khá phổ biến của nhiều dân tộc là trùm chăn trong đám cưới. Mọi người sẽ chọn những tấm thổ cẩm có nhiều hoa văn đẹp, mới được diệt trùm lên đầu cô dâu và chú rể để chúc phúc. Họ mong rằng cuộc sống hôn nhân của đôi bạn trẻ sẽ đẹp và thú vị như tấm chăn này. Lễ trùm chăn cũng là nghi thức thiêng liêng, đánh dấu sự bắt đầu trong cuộc sống của lứa đôi.

Phong tục đám cưới dân tộc thực sự là một lễ hội của cả thôn làng. Một số dân tộc có lễ đưa dâu về nhà chồng như một “cuộc diễu hành” nhằm chúc phúc cho cuộc hôn nhân này. Những người tham dự diễu hành sẽ mặc những trang phục đẹp nhất, lộng lẫy nhất và là trang phục truyền thống của dân tộc. Vì thế, đây cũng là dịp để mọi người thể hiện những nét đẹp trong văn hóa của dân tộc mình.

phong tuc dam cuoi dan toc 2

Trang phục chính là nét đẹp nổi bật trong văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam.Trong lễ cưới cô dâu chú rể sẽ được trang điểm cầu kỳ, khoác lên người những bộ trang phục quý giá. Đây có thể là những bộ quần áo chỉ được mặc 1 lần trong đời. Nhìn vào những trang phục này, mọi người có thể thấy được điều kiện kinh tế cũng như sự giỏi giang trong việc thêu thùa, may vá.

Phong tục đám cưới dân tộc còn nhiều nét độc đáo và thú vị. Trên đây, chỉ kể ra một số phong tục nổi bật nhất. Nếu muốn tìm hiểu thêm về con người và văn hóa nơi đây bạn có thể tìm đến và cảm nhận. 

 

 

 

phong tuc cuoi cua dan toc muong 2

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường là một nét văn hoá đặc sắc mang đậm dấu ấn của dân tộc này. Lễ cưới của người Mường sẽ có nhiều lễ nghi, thủ tục khác biệt so với các dân tộc khác. Người Mường có những nghi lễ và tập tục rất đặc biệt tùy theo vùng miền và cách sinh hoạt. Hãy cùng đọc bài viết sau để hiểu hơn về văn hoá người Mường.

phong tuc cuoi cua dan toc muong 1

Lễ nghi trước lễ cưới gồm dạm ngõ, thách cưới. Cũng như các dân tộc khác hai gia đình sẽ phải gặp nhau trước khi lễ cưới diễn ra. Tuy nhiên, trong dạm ngõ của người Mường thời gian phải vào buổi tối. Với họ, đây là thời điểm tốt trong ngày để có được mối nhân duyên thuận lợi với mục đích xin ngày cưới và hỏi số lượng quà cưới. Đây cũng là lần đầu tiên hai gia đình được gặp mặt chính thức và nói chuyện trao đổi với nhau.

Thách cưới là tập tục đặc biệt trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường. Lễ vật thường bao gồm gạo, rượu, tiền hoặc bạc nén,…. Những lễ vật này sẽ do nhà trai chuẩn bị để mang sang nhà gái. Số lượng lễ vật sẽ do nhà gái đưa ra.

Lễ cưới của người Mường có điểm đặc biệt đó là màn “ mặc cả” trước dây tơ hồng của nhà trai và nhà gái. Khi đó nhà trai phải thực hiện một điều kiện nào đó thì mới được vào nhà gái làm lễ. Sau đó, sẽ là các thủ tục cúng bái truyền thống.Ngoài ra, trong phong tục cưới hỏi của người Mường còn có thủ tục ném hoa chuối thái nhuyễn vào quan khách nhà trai khi họ vừa vào nhà gái. Với ý nghĩa hi vọng cô dâu khi về nhà chồng sẽ may mắn sinh con khoẻ mạnh hồng hào.

phong tuc cuoi cua dan toc muong 2

Một nghi thức đặc trưng chỉ có ở lễ cưới người Mường là sau ngày cưới chàng trai đến xin cô dâu về. Khi cô dâu vào nhà chồng sẽ được bà mụ dùng nước rửa chân rồi đưa vào làm lễ ở bàn thờ.

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Mường là nét đẹp trong văn hóa của họ. Những vẻ đẹp này chắc chắn sẽ giúp mọi người yêu quý và thích thú với con người dân tộc này hơn.

 

 

phong tuc cuoi hoi cua dan toc mong 2

Trong các phong tục tập quán của người Mông thì phong tục cưới hỏi mang đậm dấu ấn văn hoá và bản sắc của dân tộc này nhất. Đám cưới của người Mông cũng được tổ chức, tuân theo những lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu. Nhưng trong mỗi lễ nghi đều thể hiện phong tục cưới hỏi của dân tộc Mông.

phong tuc cuoi hoi cua dan toc mong 1

Lễ dạm hỏi trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Mông  bắt buộc phải có hai ông mối giúp nhà trai nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu. Ngày xưa, người Mông có tục lệ bắt vợ. Đây là một tục lệ cổ hũ vì vậy ngày nay, người Mông đã để cho trai gái được tự do chọn lựa bạn đời của mình.

Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình nhà trai sẽ mời những người trong dòng họ về cùng bàn bạc và sắm đồ sính lễ. Ngoài những lễ vật cần thiết, mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường do mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi chuẩn bị.

Trong ngày cưới, mọi người sẽ mặc những trang phục truyền thống của dân tộc Mông. Đám cưới của người Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương, chú rể và phù rể sẽ cùng nhau quỳ lạy tổ tiên trời đất rồi đi một vòng quang bàn để xin phép. Sau đó, họ mới được đi đón dâu. Theo phong tục thì cô dâu chú rể đã ra khỏi cửa thì sẽ không được quay đầu nhìn lại nhà cô dâu nữa.

phong tuc cuoi hoi cua dan toc mong 2

 

Trước khi vào nhà trai, cả đoàn sẽ phải dừng lại để bố chú rể ra đón cặp vợ chồng mới. Đây là điểm khác so với phong tục cưới hỏi của người Kinh là mẹ chồng sẽ mang nón ra đón con dâu. Sau khi các thủ tục xong xuôi họ cùng nhau ăn uống và nhảy múa để chúc mừng cho đôi bạn trẻ. Thường thì bữa tiệc sẽ kết thúc trong ngay buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào số lượng khách được mời.

Phong tục cưới hỏi của dân tộc Mông ngày nay tuy đã khác nhiều so với thế hệ trước nhưng vẫn giữ được những nét đẹp trong văn hoá của họ.Người Mông luôn yêu và phát huy những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi.

 

 

phong tuc cuoi hoi cua dan toc kinh 2

Trong đời sống tinh thần của người Việt, lễ cưới là một việc quan trọng, đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Nghi lễ cưới hỏi mang đậm phong vị dân tộc, được tổ chức khác nhau ở từng vùng miền. Ngày nay, tuy có nhiều thay đổi nhưng phong tục cưới hỏi của dân tộc kinh vẫn mang theo những nét đẹp truyền thống.

Người Kinh coi việc kết hôn là một trong ba việc quan trọng nhất trong cuộc đời. Hôn nhân của người Việt ngày xưa sẽ được tổ chức qua 6 lễ. Tuy nhiên, hiện nay để tối giản và tránh rườm rà, đám cưới chỉ còn diễn ra theo 3 lễ: dạm ngõ, lễ ăn hỏi và lễ cưới. Hầu hết, tại các miền trong cả nước, đám cưới đều tuân theo 3 lễ này.

Lễ dạm ngõ hay có nơi còn gọi là lễ chạm ngõ

phong tuc cuoi hoi cua dan toc kinh 1

Cha mẹ hai bên sẽ gặp mặt nhau nhằm chính thức hoá mối quan hệ của đôi bạn trẻ. Hai gia đình sẽ bàn bạc và nếu chấp nhận thì đôi bạn trẻ sẽ tiếp tục tìm hiểu. Tuy nhiên, nếu một trong hai gia đình không ưng thuận thì đôi bạn trẻ sẽ phải chấm dứt mối quan hệ.

Lễ ăn hỏi

Sau khi bàn bạc, nói chuyện xong đôi trẻ sẽ có thời gian tìm hiểu. Nếu cả hai cảm thấy hợp và muốn tiến tới hôn nhân thì chàng trai sẽ về thưa chuyện với bố mẹ. Gia đình nhà trai sẽ mang theo lễ vật sang nhà gái. Tuỳ theo hoàn cảnh và điều kiện của mỗi nhà số lượng lễ vật sẽ khác nhau. Lễ vật được đưa sang đồng nghĩa với việc nhà trai có ý muốn đón cô dâu về nhà mình.

Lễ cưới

phong tuc cuoi hoi cua dan toc kinh 2

Ở nhiều tỉnh của nước ta, nếu gia đình 2 bên ở cách xa nhau thì lễ ăn hỏi và lễ cưới có thể tổ chức cùng 1 ngày. Lễ ăn hỏi tổ chức xong thì lễ cưới sẽ được bắt đầu. Theo phong tục cưới hỏi của dân tộc kinh thì tại nhà gái sẽ diễn ra lễ xin dâu. Đại diện gia đình nhà trai sẽ có lời với nhà gái và xin phép được đưa cô dâu về. Cô dâu chú rể sẽ bái lạy tổ tiên và cám ơn bố mẹ rồi ra xin dâu về.

Ngày nay, cuộc sống hiện đại nên có nhiều nghi thức đã được thay đổi. Tuy nhiên, phong tục cưới hỏi của người Kinh vẫn mang đậm bản sắc và văn hoá của người Việt.

 

 

phong tuc cuoi hoi cua dan toc hoa 2

Đối với người Hoa, họ rất coi trọng chuyện lễ nghĩa và trong mỗi cuộc hôn nhân phải thực hiện đầy đủ các lễ nghi truyền thống. Phong tục cưới hỏi của dân tộc Hoa luôn giữ được nét đặc trưng của văn hoá dân tộc qua nhiều thế hệ. Ngày nay, mặc dù cuộc sống đã có nhiều thay đổi nhưng những phong tục này vẫn được giữ gìn. Vậy phong tục cưới hỏi của người Hoa sẽ như thế nào?

phong tuc cuoi hoi cua dan toc hoa 1

Để được coi là đã thực hiện xong việc đám cưới thì theo phong tục cưới hỏi của dân tộc Hoa cần phải trải qua các nghi lễ như: xem tuổi, lễ ăn hỏi, báo cưới và lễ cưới.

Xem tuổi. Người Hoa rất coi trọng việc môn đăng hộ đối và hợp tuổi. Khi đôi trai gái muốn tiến tới hôn nhân chắc chắn phải lấy lá số so tuổi của cả hai. Nếu tuổi không hợp nhau, nằm trong tứ hành xung thì không được kết hôn với nhau. Thông thường, việc xem tuổi sẽ được diễn ra vào những ngày đầu năm mới.

Lễ ăn hỏi và báo cưới. Sau khi lấy lá số xem tuổi nếu đôi trai gái hợp tuổi nhau, nhà trai thường đến nhà gái cùng với người mai mối để hỏi cưới. Ngoài ra, trong lễ này nhà trai cũng sẽ mang theo luôn lễ vật để trao cho nhà gái. Sau khi hỏi cưới, nếu nhà gái ưng thuận sẽ mời nhà trai ăn một bữa cơm để thay cho lời ưng thuận.

phong tuc cuoi hoi cua dan toc hoa 2

Lễ cưới của người Hoa thường được tổ chức vào cuối năm cũ đầu năm mới. Trong đám cưới, theo như phong tục cưới hỏi của người Hoa, cô dâu chú rể mặc xiêm áo màu hồng bằng gấm thêu. Mỗi người sẽ có trang phục riêng. Cả hai sẽ được trang điểm cầu kỳ và rạng rỡ trong trang phục truyền thống của người Hoa.

Người Hoa sẽ có lễ lại mặt giống như người Việt Nam. Lễ này sẽ tổ chức sau lễ cưới. Cô dâu chú rể và người làm mối mang lễ vật sang nhà gái để nói chuyện và gặp mặt

Trên đây là phong tục cưới hỏi của dân tộc hoa. Hi vọng qua bài viết này bạn có thể hiểu và thêm yêu con người văn hoá của họ.

 

 

 

phong tuc cuoi hoi dan toc muong 2

Mỗi dân tộc có một phong tục tập quán khác nhau. Người Mường từ xa xưa đã lưu lại cho con cái họ những phong tục truyền thống thú vị. Phong tục cưới dân tộc Mường là nét đặc sắc cần được bảo tồn và lưu giữ.

Trước ngày cưới chú rể phải có mặt tại nhà gái để chuẩn bị cỗ bàn cho nhà gái. Chú rể sẽ ở đó cho đến sát ngày cưới mới được về nhà mình để hôm sau chuẩn bị đón dâu. Ngoài ra, nhà trai cũng sẽ phải cử người sang nhà gái làm cỗ bàn chung. Hầu hết mọi thứ  dùng cho đám cưới sẽ do nhà trai chuẩn bị. Những việc này thể hiện sự quan tâm, trân trọng khi cưới được cô gái của nhà trai.

phong tuc cuoi hoi dan toc muong 1

Một điểm đặc biệt nữa là trong ngày đón dâu, đoàn nhà trai sẽ phải mang theo đồ cưới. Những đồ cưới này sẽ được nhà trai chuẩn bị theo truyền thống của dân tộc Mường. Đoàn đón dâu đến nhà gái sẽ được các cô gái hên nhà gái đứng ở cầu thang chào đón. Chú rể muốn leo cầu thang lên nhà sẽ bị những cô gái này té nước như mưa. Và chàng rể muốn không bị ướt sẽ phải chuẩn bị sẵn ô để dùng. Lên được nhà, chàng trai sẽ  làm một số lễ rồi đón cô gái của mình về nhà.

Trên đường đưa dâu về nhà mình, cô dâu sẽ được chuẩn bị một con dao và nắm cơm. Trên đường đi, cô dâu sẽ lấy dao thái cơm ra ăn. Thậm chí khi về đến nhà chồng vẫn phải làm việc này. Người Mường quan niệm, cô dâu mới về nhà chồng chưa làm được gì nên sẽ phải ăn cơm của nhà mẹ đẻ. Sau khi ăn xong nắm cơm, cô gái sẽ được coi như trở thành dâu của gia đình.

phong tuc cuoi hoi dan toc muong 1

Những phong tục cưới của dân tộc Mường còn biến đổi theo từng địa phương và vùng miền. Mặc dù vậy, những nét đặc trưng của văn hoá dân tộc thì vẫn được duy trì qua các thế hệ. Người Mường luôn coi trọng và cố gắng phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.

Bài viết trên hy vọng sẽ phần nào đó giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về phong tục cưới của người Mường.