Trong các phong tục tập quán của người Mông thì phong tục cưới hỏi mang đậm dấu ấn văn hoá và bản sắc của dân tộc này nhất. Đám cưới của người Mông cũng được tổ chức, tuân theo những lễ nghi như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu. Nhưng trong mỗi lễ nghi đều thể hiện phong tục cưới hỏi của dân tộc Mông.
Lễ dạm hỏi trong phong tục cưới hỏi của người dân tộc Mông bắt buộc phải có hai ông mối giúp nhà trai nhà gái làm các thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu. Ngày xưa, người Mông có tục lệ bắt vợ. Đây là một tục lệ cổ hũ vì vậy ngày nay, người Mông đã để cho trai gái được tự do chọn lựa bạn đời của mình.
Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình nhà trai sẽ mời những người trong dòng họ về cùng bàn bạc và sắm đồ sính lễ. Ngoài những lễ vật cần thiết, mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường do mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi chuẩn bị.
Trong ngày cưới, mọi người sẽ mặc những trang phục truyền thống của dân tộc Mông. Đám cưới của người Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương, chú rể và phù rể sẽ cùng nhau quỳ lạy tổ tiên trời đất rồi đi một vòng quang bàn để xin phép. Sau đó, họ mới được đi đón dâu. Theo phong tục thì cô dâu chú rể đã ra khỏi cửa thì sẽ không được quay đầu nhìn lại nhà cô dâu nữa.
Trước khi vào nhà trai, cả đoàn sẽ phải dừng lại để bố chú rể ra đón cặp vợ chồng mới. Đây là điểm khác so với phong tục cưới hỏi của người Kinh là mẹ chồng sẽ mang nón ra đón con dâu. Sau khi các thủ tục xong xuôi họ cùng nhau ăn uống và nhảy múa để chúc mừng cho đôi bạn trẻ. Thường thì bữa tiệc sẽ kết thúc trong ngay buổi sáng hoặc buổi chiều tùy vào số lượng khách được mời.
Phong tục cưới hỏi của dân tộc Mông ngày nay tuy đã khác nhiều so với thế hệ trước nhưng vẫn giữ được những nét đẹp trong văn hoá của họ.Người Mông luôn yêu và phát huy những nét đẹp trong phong tục cưới hỏi.